Dr Trần Bảo Khánh chào bạn, đây bài viết nâng mũi Gây tê hay Mê? Phương pháp nào an toàn hiệu quả? trong loạt bài tìm hiểu kiến thức thẩm mỹ mũi, nâng mũi, phẫu thuật mũi, hoặc chỉnh sửa mũi….
Nâng mũi gây tê hay mê là điều được nhiều người quan tâm khi muốn chỉnh sửa dáng mũi. Liệu phương pháp nào sẽ tốt hơn, đỡ đau nhức và khó chịu hơn.

Mặc dù những băn khoăn này sẽ được bác sĩ giải đáp chi tiết khi bạn thăm khám trực tiếp. Tuy nhiên, với những ai đang muốn nâng mũi thì bạn có thể tham khảo những chia sẻ của bác sĩ Trần Bảo Khánh về vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Nâng mũi gây tê hay gây mê thì tốt hơn?
Tùy thuộc vào mức độ đơn giản hoặc phức tạp của ca phẫu thuật thẩm mỹ mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp gây tê hoặc gây mê. Theo đó, mỗi loại lại có sự khác biệt riêng. Cụ thể như sau:
Gây tê là gì
- Tê cục bộ: gây tê trong một vùng nhỏ bằng cách ngăn các đầu dây thần kinh truyền tin đến não. Tuy nhiên, đôi khi vẫn còn cảm nhận được chút áp lực tác động lên vị trí đó.
- Tê vùng: bằng cách tiêm thuốc làm tê tủy sống để gây tê cho khu vực rộng hơn hoặc các bộ phận ở chi dưới.

Gây mê là gì?
Biện pháp gây mê sẽ làm cho não bộ và toàn cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi, không còn tiếp nhận thông tin ở bất kỳ vùng nào nữa bằng cách tiêm thuốc mê qua đường tĩnh mạch ở tay, cổ…
Biện pháp này bắt buộc phải dùng tới ống thở để hỗ trợ duy trì cho hoạt động hô hấp và trao đổi khí diễn ra bình thường.
Từ đây, có thể thấy rằng, với các ca nâng mũi đơn giản thì sẽ dùng biện pháp làm mất cảm giác tạm thời ở 1 vùng của cơ thể với thời gian thực hiện nhanh gọn. Ngược lại hình thức gây bất tỉnh để thuận tiện cho phẫu thuật có yếu tố phức tạp, đòi hỏi xâm lấn nhiều.
Và dựa theo đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cho các nhóm khách hàng thực hiện các phương pháp thích hợp như sau:
- Gây tê cho các trường hợp: nâng mũi L-Line, S-Line.
- Gây mê cho các trường hợp: Sửa mũi cấu trúc 4D và nâng mũi sụn sườn.
Xem thêm: Nâng mũi bị dị ứng sụn là gì? dấu hiệu biểu hiện của dị ứng chất liệu nâng mũi? Khắc phục
Phương pháp gây tê, gây mê khi sửa mũi có ưu – nhược điểm gì?
Mỗi phương pháp áp dụng cho các trường hợp khác nhau nên cũng sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Nhằm giúp khách hàng có cái nhìn khách quan hơn thì các bạn có thể tham khảo những thông tin cụ thể sau đây.
Gây tê khi nâng mũi
Đối với những ca phẫu thuật có thời gian kéo dài trong phạm vi từ 30-45P thì tiêm gây tê là lựa chọn thích hợp nhất. Thường thì sau khoảng 1-2 tiếng đồng hồ từ khi tiêm tê, thuốc hết tác dụng và mọi cảm giác sẽ khôi phục trở lại hoàn toàn.
Ưu điểm
Bạn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình bác sĩ tiến hành phẫu thuật nâng mũi. Trong khi đó, con người có xu hướng ổn định về tâm lý hơn khi biết những điều xảy ra với mình, do đó họ sẽ cảm thấy an toàn hơn. Vì vậy, khách hàng sẽ không cần phải chuẩn bị quá nhiều thứ trước khi vào phòng phẫu thuật.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: có tới 80% khách hàng trải qua thời gian hồi phục mũi nhanh hơn và ít gặp biến chứng hơn khi được sử dụng biện pháp gây tê.

Bên cạnh đó, trong khoảng 24h kể khi kết thúc phẫu thuật, những cơn đau nhức cũng được giảm thiểu đi đáng kể nhờ tác dụng của việc tiêm thuốc tê.
Do đó, bạn sẽ cảm thấy những phản ứng hậu phẫu rất nhẹ nhàng, nằm trong khả năng chịu đựng của mình nếu như bạn là người có cơ địa khoẻ.
Nhược điểm
Thực tế có một số trường hợp gặp phải triệu chứng khá nghiêm trọng như: co giật, khó hô hấp, tim ngừng tuần hoàn máu… nguyên nhân là do bị dị ứng với thành phần của thuốc gây tê.
Ngoài ra, cũng có một số ít người khó chịu và cảm thấy đau khi tiêm thuốc tê. Sau khi hồi phục sẽ có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ như:
- Vùng mũi xuất hiện cảm giác nóng và đau nhức
- Vị trí tiêm tê bị bầm máu kèm theo đau nhức.
- Xuất huyết và chảy dịch.
- Có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, mờ mắt.
Với mức độ nhẹ thì những triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết dần. Tuy nhiên, nếu thấy chúng không có dấu hiệu giảm dần thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Xem thêm: Mũi to là như thế nào? Cánh mũi to vận sang giàu không? Có nên sửa?
Gây mê khi sửa mũi
Với các ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi nhiều công đoạn giải phẫu phức tạp và cần lượng thời gian dài (120 – 150 phút) thì lựa chọn thích hợp nhất là phương pháp gây mê.
Ưu điểm
Các bác sĩ cho biết, việc thực hiện thao tác nâng mũi với một người trong trạng thái hôn mê sẽ hiệu quả hơn về mặt thẩm mỹ. Bên cạnh đó, vết thương ít bị chảy máu hơn. Quan trọng nhất là tránh được tình trạng bệnh nhân lo lắng quá mức, ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật.
Cũng theo các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ, việc kiểm soát tốt khâu gây mê sẽ ít làm sang chấn mô mũi. Do đó, có nhiều trường hợp có thể ngừng uống thuốc giảm đau chỉ sau 1-2 ngày mà vẫn không cảm thấy khó chịu và đau nhức, hạn chế việc phải dùng nhiều thuốc giảm đau.

Nhược điểm
Ngoài những lợi thế kể trên, thuốc gây mê cũng mang theo một số mặt tiêu cực nhất định sau đây:
- Trong 3 – 5 ngày đầu sau phẫu thuật: cảm giác chóng mặt, vận động chậm chạp
- Do đặt ống dẫn khí nên sẽ có cảm giác bị đau họng, khô miệng và khó thở.
- Có thể xuất hiện cảm giác rùng mình/ớn lạnh.
Gây mê cũng sẽ khiến bạn dành thời gian nghỉ ngơi tại phòng hậu phẫu nhiều ngày mới có thể trở lại cuộc sống bình thường. Đặc biệt, nếu như bạn có cơ địa yếu, nhạy cảm thì quá trình hồi phục có thể lên tới vài tháng.
Do đó, bạn sẽ cần phải chuẩn bị nhiều thứ kỹ lưỡng hơn trước khi phẫu thuật nâng mũi và gây mê. Cụ thể như: giữ tinh thần ổn định, tăng cường sức khỏe, tập luyện thể lực, ngừng uống thảo dược, rượu bia và không sử dụng thuốc lá…
Xem thêm: Nâng mũi bằng sụn tai là gì? Tại sao kỹ thuật này an toàn và khi nào không an toàn?
Tiền gây mê – Kỹ thuật mới với nhiều ưu điểm cho những ca nâng mũi phức tạp
Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và các ứng dụng hiện đại cho ngành thẩm mỹ, nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu đã chứng minh được phương pháp tiền gây mê có thể khắc phục được các nhược điểm của cả 2 phương pháp gây tê và gây mê. Từ đó, giúp cho các ca nâng mũi có độ phức tạp diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn khi gây mê hoặc gây tê.

Theo đó, bạn rơi sẽ vào trạng thái vô cảm và bất động khi được bác sĩ sử dụng một liều thuốc an thần vừa đủ để tiêm qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, điều đặc biệt là toàn bộ quá trình hô hấp không bị ức chế, lúc này não bộ vẫn nhận thức được một phần các sự việc đang diễn ra.
Và sau đây là một số ưu điểm của phương pháp tiền gây mê cho bạn tham khảo:
- Tạo tâm lý thoải mái tối đa cho người thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
- Giảm thiểu tối đa tỉ lệ buồn nôn, chán ăn sau phẫu thuật.
- Giảm thiểu tối đa nguy cơ mất máu, bầm tím.
- Mọi ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp đều được kiểm soát tốt hơn.
- Loại bỏ tối đa nguy cơ bị giảm thiểu trí nhớ do tác dụng phụ của thuốc mê.
- Thời gian hồi phục sau khi tan thuốc được rút ngắn.
Bạn cũng cần biết rằng, không phải bác sĩ nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm để kiểm soát mức độ dùng thuốc sao cho phù hợp. Bên cạnh đóm việc làm thế nào để tránh được tình trạng bị hút dịch vào phổi là rất quan trọng.
Số lượng các cơ sở thẩm mỹ tại Việt Nam hiện nay có đủ khả năng để thực hiện kỹ thuật này và được Bộ Y Tế cấp phép tiến hành là rất ít. Do đó, hãy tỉnh táo và sáng suốt lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để làm phẫu thuật nâng mũi, đảm bảo an toàn nhé!
Xem thêm: Mũi bị lệch là như thế nào? Sửa nâng mũi bị lệch vách ngăn ở đâu đẹp an toàn?
Kết bài nâng mũi Gây tê hay Mê? Phương pháp nào an toàn hiệu quả?
Trên đây là bài viết về nâng mũi Gây tê hay Mê: phương pháp nào hiệu quả an toàn so sánh chi tiết Ưu – Nhược điểm do nhóm biên tập viên của Dr Tran Bao Khanh đã giúp bạn hiểu rõ hơn, hi vọng giúp bạn đọc có thêm kiến thức hiểu biết thêm về các vấn đề liên quan.
Nâng mũi – với những ca phẫu thuật có thời gian kéo dài trong phạm vi từ 30 phút đến 45 phút thì tiêm gây tê là lựa chọn thích hợp nhất. Thường thì sau khoảng 1-2 tiếng đồng hồ từ khi tiêm tê, thuốc hết tác dụng và mọi cảm giác sẽ khôi phục trở lại hoàn toàn.
Nếu như quý bạn đọc thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ bài viết này cho người cần. Ngoài ra quý bạn, quý anh chị, quý khách hàng cần tư vấn thêm các vấn đề về thẩm mỹ mắt từ Dr Trần Bảo Khánh hoặc chuyên gia uy tín chuyên môn sâu đã được xác minh, mời liên hệ với chúng tôi qua nút dưới đây
Xem thêm: Mũi gồ là gì? Tướng sống mũi gồ có tốt không? Sửa thế nào an toàn đẹp?